Trang Thông tin điện tử

xã Kim Đông - Huyện Kim Sơn

Thứ sáu, 10/05/2024

Nội dung Tuyên truyền nghị định số 37/2022/nđ-cp Một số điều liên quan đến luật nghĩa vụ quân sự; Luật lực lượng dự bị động viên; luật dấn quân tự vệ 05/08/2022

Thứ hai, 31/10/2022

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý,

bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa

của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

 Ngày 06/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2022/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định có hiệu lực từ ngày 22/7/2022, cụ thể như sau:

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng bao gồm:

a) Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự;

b) Vi phạm quy định về lực lượng dự bị động viên;

c) Vi phạm quy định về động viên công nghiệp;

d) Vi phạm quy định về dân quân tự vệ;

đ) Vi phạm quy định về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

e) Vi phạm quy định về sử dụng chứng nhận đăng ký xe quân sự, giấy phép lái xe quân sự và sử dụng, mua bán, sản xuất biển số đăng ký xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải.

3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu bao gồm:

a) Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước;

b) Vi phạm quy định về bảo vệ thông tin bí mật nhà nước khi truyền đưa bằng phương tiện thông tin, viễn thông hoặc lưu giữ trên các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông mà không được mã hóa bằng mật mã của cơ yếu;

c) Vi phạm quy định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã và quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

4. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định khác có liên quan.”.

2. Bổ sung Điều 1a vào sau Điều 1 như sau:

“Điều 1a. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây quy định chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính về quốc phòng, cơ yếu trong lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

b) Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

c) Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

d) Đơn vị sự nghiệp;

đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

3. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:

“Điều 2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu

Thời  điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, cụ thể như sau:

1. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 11 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày cá nhân thực hiện xong hành vi gian dối; đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hoặc đào tạo sĩ quan dự bị.

2. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 6, khoản 3 Điều 7, khoản 1 Điều 14 và khoản 3 Điều 23 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tổ chức, cá nhân không nhận, không chấp hành hoặc chống đối thực hiện lệnh, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

3. Hành vi vi phạm về thời hạn báo cáo quy định tại khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày tổ chức, cá nhân báo cáo theo quy định.

4. Hành vi phạm hành chính quy định về thời gian có mặt đăng ký; kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; quy định về thời gian đăng ký, đào tạo, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với dự bị động viên và dân quân tự vệ quy  định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4; khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

5. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là các hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.

6. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”.

4. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:

“Điều 2a. Hình thức xử phạt

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện  được sử dụng  để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

c) Trục xuất đối với người nước ngoài. 

3. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này thì được coi là tình tiết tăng nặng.”.

5. Bổ sung Điều 2b vào sau Điều 2a như sau:

“Điều 2b. Biện pháp khắc phục hậu quả

1. Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quốc phòng gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép;

c) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

d) Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị, đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập, đăng ký tạm vắng;

đ) Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự;

e) Buộc thực hiện việc báo cáo theo quy định;

g) Buộc tiếp nhận trở lại trường học; tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc;

Bài liên quan
Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 38325

Trực tuyến: 2

Hôm nay: 67