Trang Thông tin điện tử

xã Kim Đông - Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 08/05/2024

KỶ NIỆM 195 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HUYỆN VÀ 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HUYỆN KIM SƠN

Thứ ba, 02/04/2024

 Thực hiện Công văn 165-CV/BTGHU, ngày 20/3/2024 về tuyên truyền kỷ niệm 195 năm ngày thành lập và 70 năm ngày giải phóng huyện Kim Sơn, Ban Tuyên giáo Đảng ủy trân trọng giới thiệu đề cương truyên tuyền kỷ niệm 195 năm ngày thành lập và 70 năm ngày giải phóng huyện Kim Sơn do Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kim Sơn biên soạn.

         Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện, 70 năm giải phóng huyện Kim Sơn là dịp để các thế hệ người dân Kim Sơn thể hiện tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với các thế hệ cha ông đã có công mở đất, lập huyện, chiến đấu bền bỉ và ngoan cường để bảo vệ và xây dựng quê hương. Đây cũng là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về lịch sử, con người, vùng đất Kim Sơn, từ đó kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, với quyết tâm, ý chí khát vọng vươn lên, phấn đấu xây đựng Kim Sơn ngày càng giàu, đẹp, văn minh.
A. KIM SƠN 195 NĂM MỎ ĐẤT
I. Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn năm 1829

Trước năm 1829, Kim Sơn còn là một vùng đất hoang vu, sình lầy, lau sậy thuộc phủ Trường Yên, tỉnh Ninh Bình. Nhờ có lượng phù sa từ thượng nguồn qua hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và sông Càn, cùng với ngoài khơi xa có hòn Nẹ che chắn sóng nên hàng năm vùng này được bồi tụ rất nhanh, mỗi năm trung bình bồi ra biển từ 80-100m. Đây là cơ sở để nhà nước phong kiến, các quan lại và các cộng đồng dân cư tổ chức các cuộc khai hoang để “đẩy đồng bằng ra biển”...
Từ đây công cuộc khẩn hoang, thành lập huyện Kim Sơn được gắn với vai trò của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ 
Được Nguyễn Công Trứ phát hiện trong quá trình tham gia đoàn quân của Triều đình nhà Nguyễn đàn áp cuộc khởi nghĩa của nông dân do Phan Bá Vành lãnh đạo. Đi dẹp cuộc khởi nghĩa nhưng chính Nguyễn Công Trứ lại xác định được biện pháp rất màu nhiệm để giải quyết tận gốc nạn lưu tán và khởi nghĩa của nông dân. Với sự nhạy bén sáng suốt của một nhà kinh tế lỗi lạc, ông đề xuất chủ trương “khẩn hoang để yên nghiệp dân nghèo” đã được vua Minh Mạng chấp nhận, cử ông làm Doanh điền sứ trực tiếp đứng ra tổ chức công cuộc khẩn hoang ở Tiền Hải (Thái Bỉnh) và Kim Sơn (Ninh Bình).
Được sự hỗ trợ một phần kinh phí của triều đình, cùng vói những chủ trương, cách làm khéo léo, công cuộc khẩn hoang được tiến hành hết sức khẩn trương và đầy gian lao, vất vả. Với cái nhìn của vị quan am hiểu về địa lý tự nhiên vùng biển, hiểu biết về nông nghiệp, Nguyễn Công Trứ đưa ra một phác thảo quy hoạch hợp lý, mang tính tổng thể, liên kết của một huyện, gắn tưới và tiêu, tận dụng những lợi thế của tự nhiên... để các cộng đồng cư dân đến sau khai hoang thuận lợi, không mâu thuẫn với nhau về tưới tiêu.
Chỉ sau một thời gian ngắn, Nguyễn Công Trử đã chiêu tập được 1.260 dân đinh hầu hết ở Nam Định sang, một phần ở Yên Mô, Yên Khánh xuống. Cuộc khẩn hoang với quy mô lớn, địa thế phức tạp, công việc vô cùng gian nan vất vả, nhưng với tài tổ chức của Nguyễn Công Trứ cùng với sự quyết tâm cao của sáu mươi vị chiêu mộ đã lãnh đạo thành công công cuộc khẩn hoang và ngày 05/4/1829 (tức ngày 02 tháng 03 năm Kỷ Sửu) huyện Kim Sơn được thành lập với 7 tổng, 1.260 dân đinh, 14.620 mẫu ruộng,
Huyện Kim Sơn ra đời là kết quả của công cuộc khẩn hoang. Đó là một quá trình đấu tranh vật lộn với những khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên (đất chua mặn, tác động của thủy triều, thiếu nước ngọt), những khó khăn và thiếu thốn đủ bề, không chỉ buổi đầu khai lập mà cả khi làng xóm đã hình thành. Bằng trí tuệ và sức lực của mình, của cộng đồng, người Kim Sơn đã đổ mồ hôi, kiên cường chống chọi, vượt lên, tạo ra một vùng quê mới trù phú, huyện mới - Kim Sơn với ý nghĩa “Núi Vàng”.
II. Quá trình quai đê lấn biển
Với tầm nhìn chiến lược, với tính toán khoa học của con người đa tài, Nguyễn Công Trứ đã để lại cho muôn đời con cháu Kim Sơn một hệ thống thuỷ lợi vô cùng tiện ích. ông đã cho đào sông Ân là con sông ngang huyện nối liền với sông Đáy và sông Càn chảy qua tất cả các lý, ấp, trại và hơn 30 con sông dọc nhỏ, một phía giáp với Yên Mô, Yên Khánh, một phía giáp với sông Đáy cũng là ranh giới giữa các làng, xã. Do vậy khi triều cường, nước theo các con sông này mang phù sa màu mỡ vào bồi đắp cho những cánh đồng và khi nước xuống nó lại mang theo vị phèn, vị muối mà đổ ra biển Đông.
Là huyện được thiên nhiên ban tặng, hàng năm tiến ra biển từ 80-100m, do sự bồi tụ của sông Đáy, sông Càn và sự chở che của Hòn Nẹ. Vì vậy quá trình phát triển của huyện luôn gắn liến với quá trình quai đê lấn biển.
Từ năm 1829 đến nay, lịch sử ghi nhận các thế hệ người Kim Sơn đã qua 9 lần quai đê lấn biển, sau mồi lần quai đê lấn biển thì diện tích, dân cư, đơn vị hành chỉnh, kinh tế, xã hội của huyện ngày càng được mở rộng và phát triển
Năm 1829, Nguyên công Trứ cho đắp đê đầu tiên ngăn nước mặn, một đường đê nhỏ phía Tây dài 435 trượng, mặt rộng 3 thước, chân rộng 7 thước, thân cao 3 thước, một đường đê trung phía Nam, dài 2.835 trượng, mặt rộng 5 thước, chân rộng 1 trượng, thân cao 4 thước). Mục đích của lân đăp đê này đê là để “che chở nghề nông”; dân tham gia đấp đê được cấp lương tiền 3 tháng. Đê đấp xong, cho làm tư đê, hàng năm do huyện viên sở tại đôc sức tu bô. Năm 1830 Nhân dân Kim Sơn đắp tôn cao đê Hồng Lĩnh (đê đường quan); năm 1899), tiến hành đắp đê sông Ân, đây là lần đắp đê thứ ba, nhưng cũng là con đê đầu tiên hoàn chỉnh, mở rộng diện tích của huyện thêm 5.626 ha; năm 1927 tiên hành đắp đê Hoành Trực (Văn Hải) tạo thêm được 7.465 ha; năm 1933 - 1934, đắp đê Tùng Thiện tạo thêm 1.631 ha bao gồm toàn bộ 2 xã Kim Tân và Kim Mỹ ngày nay; năm 1945, đắp đê cồn Thoi tạo thêm 742,5 ha; năm 1959 - 1960, đẳp đê Bình Minh I tạo thêm 877,9ha; ngày 18/12/1980 với khí thế “Vươn ra bien Đông làm giàu đánh thắng” cuộc đắp đê Bình Minh II được khởi công, cuối năm 1981 hoàn thành, tạo thêm 1.932 ha; gần 20 năm sau, năm 2000 công trình quai đê lấn biển Bình Minh III được khởi công, đến năm 2009 được hàn khẩu và cơ bản hoàn thành, tạo thêm cho huyện 1.450 ha.
Năm 2020, đắp đê Bình Minh 4 (giai đoạn 1) được 700 ha. Đen nay, diện tích tự nhiên của huyện đã tăng gấp hơn 4 lần so với ngày đầu mới thành lập với tổng diện tích là 239,78 km2.
Như vậy, sau các lần quai đê lấn biển gắn liền với việc tiếp tục công cuộc khẩn hoang, với biết bao mồ hôi, công sức, máu và nước mắt các thê hệ người dân Kim Sơn đã vượt qua những khắc nghiệt của gió, của nước lập nên những kì tích trước thiên nhiên, đê lại cho muôn đời sau thành quả vô cùng quý giá - “Kim Sơn”- núi vàng mảnh đất trù phú, tươi đẹp sẽ còn tiếp tục được các thế hệ người dân Kim Sơn vun đắp, dựng xây ngày một tươi đẹp hơn.
B. KIM SƠN 195 NĂM XÂY DựNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH
I. Kim Sơn dưới thời phong kiến-đế quốc và trong Cách mạng Tháng tám (1829-1945)

Sau khi huyện Kim Sơn được thành lập, ruộng đất ở Kim Sơn được chia theo đinh khá cao, mỗi đinh được nhận một mẫu đất thổ cư và khoảng trên dưới 10 mẫu ruộng, được “chuẩn” làm ruộng tư điền và được miễn thuế 3 năm. Tuy vậy do là vùng đất mới ruộng nhiễm mặn, đất sủi chua, mùa màng thất bát nên đời sổng của người nông dân vô cùng gian nan và nhiêu rủi ro, một cơn bào biển một đợt sóng tràn là có thể cuốn đi toàn bộ thành quả lao động. Nhưng với tinh thần kiên trì bám ấp bám làng để xây dựng quê hương mới, 5-6 năm sau đồng ruộng đẩt đai dần được thau chua rửa mặn, làng xóm từng bước ôn định, mọi sinh hoạt dần đi vào nề nếp.
Ngày 31/8/1858, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta. Từ đây lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử Kim Sơn nói riêng bước vào thời kỳ đen tôi, người dân phải sống kiếp nô lệ lầm than. Tháng 9/1940, phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, nhân dân ta phải chịu “một cổ hai tròng”, vừa làm nô lệ cho thực dân Pháp, lại phải làm thân trâu ngựa cho giặc Nhật, chủng đàn áp Nhân dân một cách dã man. Ngày 16/8/1945, khi lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước được Trung ương Đảng và Bác Hồ quyết định, thì cuộc khởi nghĩa được lan rộng trong cả nước, quần chúng nhân dân các nơi náo nức, tích cực chuân bị tổng khởi nghĩa. Ngày 21/8/1945 nhân dân Kim Sơn đã đứng lên lật đổ chính quyền tay sai phản động lập nên chính quyền công nông đầu tiên ở Kim Sơn, cùng với cả nước hân hoan chào đón Quốc khánh 2/9, mừng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
II. Kim Sơn trong kháng chiến chống thực dân Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1945-1975)
Sau Cách mạng tháng Tám thành công chính quyền non trẻ của chúng ta đă phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức, thù trong giặc ngoài. Mặc dù trong bối cảnh đang bộn bề công việc, ngày 13/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Kim Sơn. Người dành cho Nhân dân Kim Sơn sự quan tâm đặc biệt, một tình cảm sâu nặng, Người dạy: “...Nước không được độc lập thì tôn giáo không được tự do nên chủng ta phải làm cho nước độc lập đã”. Người cũng nói rõ với đồng bào “hiện nay nhân dân ta có mấy nhiệm vụ cáp bách: chống giặc ngoại xâm, trừ giặc đỏi, giặc dốt. Muốn giành được thắng lợi, nhân dân phải đoàn kết chung sức cùng nhau thi đua thì mới làm được”. Thực hiện lời dạy của Bác, Nhân dân lương giáo Kim Sơn đoàn kết hăng hái tham gia các phong trào cách mạng, bảo vệ chính quyền, thi đua sản xuất, tiết kiệm, học tập để kháng chiến cứu quốc.
Ngày 06 tháng 6 năm 1947, Đảng bộ huyện Kim Sơn được thành lập, đây là sự kiện trọng đại đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng ở Kim Sơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các lực lượng vũ trang, các tổ chức kháng chiến được xây dựng và đi vào hoạt động, lập được nhiêu thành tích xuât săc, tạo ra không khí cách mạng sôi nổi ở Kim Sơn.
Trong cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp và bọn phản động. Đảng bộ, quân và dân huyện Kim Sơn được tôi luyện, trưởng thành đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng và lập được nhiều thành tích xuất sắc: Tổ chức đánh trên 120 trận, tiêu diệt 1.089 tên địch, bắt sổng 7.048 tên (trong đó có 506 lính Âu Phi), làm bị thương 11.107 tên thu 180 súng bộ binh, phá huỷ 2 khẩu đại bác, 25 xe cơ giới, diệt 6 xe tăng phá huỷ 1 kho xăng dầu, nhiều trận đánh oanh liệt được diễn ra như trận đánh ở Bình Sa tháng 10/1949; trận đánh ở thị trấn Phát Diệm tháng 12/1952; trận đánh ở tiểu khu 1 (4/1952); trận đánh ở Định Hoá, Văn Hải (3/1954).
Nhân dân Kim Sơn đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho kháng chiến với gần 100 lượng vàng, hàng triệu đồng mua công trái kháng chiến, gửi hàng vạn tấn gạo ra chiến trường, cùng với cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm như: Anh hùng liệt sỹ Trần Quý Lý xã Hùng Tiến, anh hùng liệt sỹ Đậu Quý Khiêm, xã đội trưởng xã Định Hoá, Anh hùng liệt sỹ Bùi Thị Nhạn, chiến sỹ giao liên xã Kim Định; Thiêu niên Trần Văn Dũng ở xã Đồng Hướng và biết bao tấm gương hy sinh anh dũng khác của cán bộ, đảng viên, du kích, quần chúng cách mạng đã tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của một giai đoạn lịch sử hào hùng, mãi mãi là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân Kim Sơn.. .Và một ngày mà bất cứ người dân Kim Sơn nào cũng không thể quên, đó là ngày 30 tháng 4 năm 1954 Kim Sơn được hoàn toàn giải phóng, ghi đậm thêm nét son chói lọi trong lịch sử huyện Kim Sơn- khẳng định vai trò, uy tín to lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, huyện Kim Sơn đã vinh dự được Nhà nước phong tặng 8 đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Xuân Thiện, Định Hoá, Lai Thành, Yên Mật, Chất Bình, Công an huyện, Yên Lộc Quang Thiện), 3 liệt sỹ anh hùng LLVT nhân dân (Bùi Thị Nhạn, Đậu Quý Khiêm, Trần Quý Lý), tặng thưởng 5 bằng có công với nước, 1.067 huân chương các loại, 1.003 bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Trong những năm đầu của thời kỳ xây dựng CNXH, Đảng bộ quân dân huyện Kim Sơn không ngừng phát huy truyền thống cách mạng và thành tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã hăng hái thi đua lao động sản xuât, xây dựng đời sống mới. Phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “thanh niên ba sẵn sàng”, “phụ nữ 3 đảm đang” được phát động sôi nổi, đã giành được kết quả cao. Đặc biệt là phong trào “ba ngọn cờ hồng” ở nông thôn (hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng) được phát động và thực hiện sôi nổi ở huyện.
Với thắng lợi của cuộc vận động cải tạo kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra sức sản xuất mới mạnh mẽ, từng bước xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất mới, lực lượng sản xuất mới với chế độ công hữu tư liệu sản xuất, người lao động từng bước được làm chủ tập thể làm chủ cuộc sống của mình. Đây chính là những yếu tố thể hiện tính ưu việt của xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Ngày 23/6/1965, không quân Mỹ đánh phá Kim Sơn, mở đầu cho các cuộc oanh kích gây tội ác của giặc Mỹ. Ngày 06/9/1965, với 23 viên đạn súng trường, đơn vị dân quân Kim Đài xã Kim Chính anh dũng bắn rơi 1 máy bay phản lực của Mỹ mở đầu cho những chiến công của dân quân Kim Đài nói riêng và Kim Sơn nói chung. Trong 4 năm chiến đấu với giặc Mỹ, quân và dân huyện nhà đã dũng cảm chiến đấu hàng trăm trận, bẳn rơi 4 máy bay Mỹ. Dân quân du kích xã Thượng Kiệm, Trung đội dân quân Kim Đài được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng; đông chí Trần Xuân Sinh, Nguyễn Bá Sơ cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và để quốc Mỹ Đảng bộ và Nhân dân trong huyện đã đóng góp cho tuyền tuyến gần 40 vạn tấn lương thực, trên 5 vạn tấn thực phẩm, gần 2000 con em Kim Sơn đã hy sinh tại các chiến trường, 866 thương binh, 823 bệnh binh, Nhà nước đã phong tặng truy 11 tập thể, 5 cá nhân danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang phong tặng và truy tặng 139 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 15 gia đình có nhiều con và 1 con duy nhất là liệt sỹ được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba; 17.573 trường họp được Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương các loại 2.802 cá nhân và gia đình có thành tích trong kháng chiến được Thủ tưởng Chính phủ và UBND tỉnh Ninh Bình tặng Bằng khen. Đặc biệt ngày 10/4/2001 Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đảng bộ, nhân dân, các lực lượng vũ trang huyện Kim Sơn.
III. Kim Son cùng cả nước xây dựng Chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đối mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (5/1975 đến nay)
1. Giai đoạn từ 1975-1985

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 Tổ quốc hoà bình, thống nhất, cả nước bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, chiến tranh kết thúc để lại hậu quả nặng nề cho huyện Kim Sơn.
Trong 10 năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975-1985), huyện Kim Sơn đã trải qua những biến động lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện sự điều hành quản lý của UBND huyện, quân và dân huyện nhà đã từng bước khắc phục khó khăn để khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế văn hoá xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Sản xuất nông nghiệp phát triển hơn trước cả về năng suất và sản lượng. Năng suất bình quân 5 năm 1981-1985 đạt 52,1 tạ/ha, năm 1985 sản lượng cói toàn huyện đạt 9.000 tấn; Giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao có mặt phát triển. Toàn huyện đã huy động trên 60.000 ngày công, trên 100.000 mống tre và 70.000 cây tre để trồng 12km bờ biển, các điểm trực chiến và phục vụ chiến đấu, điều động hàng trăm thanh niên, bộ đội tái ngũ tăng cường cho các đơn vị biên giới, góp phần cùng quân và dân cả nước đẩy lùi quân xâm lược khỏi biên giới trong 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc.
Sau 10 năm, tình hình kinh tế của Kim Sơn có những biến đổi đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy vậy, huyện nhà thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn cả nước thống nhất, bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội gặp muôn vàn khó khăn thử thách; do hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế địa phương nhỏ bé, vừa lạc hậu về kỹ thuật sản xuất, cơ sở vật chất nghèo nàn, cơ chế quản lý kinh tế theo kiểu hành chính quan liêu bao cấp bộ máy cồng kềnh kém hiệu qủa nên nhìn chung, tình hình sản xuất phát triển kém đời sống cán bộ và nhân dân rất khó khăn, nhiều hợp tác xã nông nghiệp không giữ được nhịp độ sản xuất, bình quân thu nhập của hợp tác xã, xã viên thấp không đảm bảo đời sống, không có tích lũy để tái sản xuất; các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khan hiếm, đời sống nhân dân trong huyện và trong cả nước hết sức khó khăn.
2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Kế thừa và phát huy truyền thống, cùng với sự phát triển chung của công cuộc đổi mới và thành quả hơn 30 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyên và Nhân dân trong huyện đã nâng cao bản lĩnh, đoàn kết, khắc phục khó khăn, vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể lãnh đạo huyện nhà vững bước đi lên và đã giành được những kết quả tương đối toàn diện:
về kinh tế -xã hội:
Phát triển kinh tế- xã hội luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Kế thừa và phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện nông nghiệp, từ năm 2010 đến nay Huyện uỷ HĐND, UBND huyện đã có nhiều chủ trương, giải pháp, ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế nông nghiệp và đã có chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất chuyến dịch nhanh và hiệu quả- là huyện luôn dẫn đầu của tỉnh về năng suất lúa; từ năm 2021 đã sản xuất thành công giống lúa ST25 theo hướng hữu cơ tại Chất Bình, năng suất đạt 69,4 tạ/ha- sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản hàng năm đạt trên 36.000 tấn/năm. Giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp năm 2023 đạt 200 triệu đông, tăng 113 triệu đồng so với năm 2010; thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 61 triệu đồng gấp 5 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến nay giảm còn 2,71%.
Để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đời sống Nhân dân, Kim Sơn đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa trọng tâm là lập, công bố, công khai và triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kim Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung xây dựng khu vực từ đê Bình Minh II đến Cồn Nổi, huyện Kim Sơn đến năm 2040; thực hiện tích hợp đồng bộ quy hoạch các ngành kinh tế và quy hoạch không gian biển vào quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn như: Khu công nghiệp Kim Sơn tại vùng ven biển; cụm công nghiệp Chất Bình cụm công nghiệp Xuân Chính, mở rộng cụm công nghiệp Đồng Hướng- quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã; quy hoạch mở rộng không gian đô thị Phát Diệm; điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Bình Minh; từng bước hoàn chỉnh hạ tầng khu trung tâm hành chính huyện.
Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị; phát triển, hình thành các đô thị mới, thúc đẩy quá trình đô thị hóa theo quy hoạch. Tham gia tích cực các phần việc được phân công trong các dự án đầu tư quan trọng của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn (Dự án Âu Kim Đài; kè Cồn Nổi; dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng ứng phó với biến đối khí hậu đô thị Phát Diệm; tuyến đường bộ ven biển; tuyến đường Bái Đính - Kim Sơn; tuyến đường kết nổi QL.10 với QL.12B đoạn Yên Mô - Kim Sơn,...); đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình, dự án do huyện làm chủ đầu tư (trụ sở làm việc của Huyện ủy; khu trung tâm thể dục, thế thao; khu công viên văn hóa cộng đồng; xây dựng tuyến đường từ Quốc lộ 12B đến trung tâm thị trấn Bình Minh; cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐT481B (đoạn từ đường QL21B đến ngã ba đường đi đò Đức Hậu; xây dựng tuyến đường B5 đoạn từ cống CT6 đến CT11, xã Kim Trung; các tuyến đường giao thông tại Khu trung tâm hành chính mới của huyện,... ); tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý dứt điểm các tổ chức, cá nhân trong việc vi phạm xây dựng trái phép các công trình xây dựng. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển; thực hiện nghiêm túc các quy định về đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo khả năng cân đối vốn, không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản.
Nổi bật là phong trào xây dựng nông thôn mới, như một luồng gió mới thổi vào các vùng quê, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đông tình ủng hộ. Trong hơn 10 năm (2010-2022) triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, cán bộ, đảng viên, nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp đã tham gia đóng góp hơn 130 tỷ đồng tiền mặt, trên 100 nghìn ngày công lao động, hiến trên 90 ha đất, tháo dỡ hơn 1000 m2 tường rào...để làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hoá, khu vui chơi, cải tạo nội đồng....Năm 2023, huyện Kim Sơn đã tổ chức thành công Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành trước 02 năm so với kê hoạch tỉnh giao, được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân đánh giá cao.
Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, các thiết chế văn hoá cơ sở được quan tâm đầu tư nâng cấp. Đến nay toàn huyện có 100% trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, 26 trường đạt chuẩn mức độ 2 (8 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 4 trường THCS), chiếm 33,33%. Số học sinh của huyện thi đỗ vào các trường đại học hàng năm đều tăng. Hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao từ huyện, đến xã xóm được quan tâm đầu tư xây dựng; 100% các xã, thị trấn, các thôn, xóm, khối, phố có nhà văn hoá, khu thể thao phổ thông. Công tác bảo tôn và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá được triển khai thực hiện, huyện có 06 di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, 33 di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. An sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ người dân tham gia bào hiểm y tế năm 2023 đạt 92,15%.
Đoàn kết lương, giáo trong huyện tiếp tục được phát huy, huyện Kim Sơn điểm sáng về phong trào hiến tặng giác mạc được đông đảo nhân dân nhất là đồng bào Công giáo tham gia, đến hết năm 2023 Kim Sơn có trên 12.560 người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, đã có trên 422 người hiến giác mạc, dẫn đầu về số lượng người hiến trên cả nước được Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế ghi nhận và biểu dương đơn vị dẫn đầu toàn quốc.
Công tác xây dựng Đảng được tập trung thực hiện đồng bộ, công tác tổ chức bộ máy, cán bộ được quan tâm; công tác kiểm tra, giám sát Đảng được tăng cường; công tác dân vận được đẩy mạnh; công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí được tập trung chỉ đạo; phương thức lãnh đạo của cấp uỷ các cấp được chú trọng đổi mới, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và đặc điểm của từng giai đoạn. Từ 21 đảng viên khi mới thành lập, đến nay Đảng bộ huyện có 72 đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ, 8.458 đảng viên, trong đó có 968 đảng viên là người có đạo. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của HĐND và UBND các cấp ngày càng đáp ứng yêu cầu; nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể được chú trọng đổi mới, góp phần quan trọng trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; dân chủ được phát huy; nhân dân phấn khởi, và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy chính quyền các cấp.
Có thể khẳng định, trong thời kỳ đất nước hoà bình, thống nhất và nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, quân và nhân dân huyện nhà luôn phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua những khó khăn thử thách, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tể xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực; năm 2012 Đảng bộ, quân và Nhân dân huyện nhà vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng "Huân chương Độc lập hạng Ba". Những kết quả đó sẽ là nền tảng, là động lực cho huyện nhà bước tiếp, bước mạnh mẽ và vững chắc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian tới.
IV. Phát huy truyền thống tốt đẹp ra sức xây dựng quê hương Kim Sơn giàu đẹp, văn minh
Phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương 195 năm qua, cùng với những thành tích to lớn của huyện nhà qua các thời kỳ rất đáng trân trọng và tự hào, cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện càng nhận thức rõ hơn trách nhiệm nặng nề nhưng rất vinh quang là phải ra sức phấn đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng để mãi mãi xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương, xây dựng Kim Sơn ngày càng giàu đẹp văn minh.
Trong thời gian tiếp theo, chúng ta tiếp tục tập trung làm tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống anh hùng của quê hương, kế thừa và phát huy cao độ những thành tích và kinh nghiệm quý báu qua các thời kỳ, động viên tinh thần cách mạng, tài năng và trí sáng tạo của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện, tận dụng thời cơ, vượt qua mọi khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV.
Hai là, chú trọng làm tốt công tác quy hoạch ngành, quy hoạch vùng sản xuất tập trung như vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ, vùng kinh tế biển, tăng cường công tác quản lý, tập trung khai thác có hiệu quả vùng bãi bồi ven biển; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng kểt cấu hạ tầng; tiếp tục triển khai thực hiện tái cơ cẩu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NỌ/TU, ngày 26/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Ke hoạch số 202/KH-UBND, ngày 29/12/2022 của UBND tinh về phát triển bền vững vùng kinh tế ven biển Kim Sơn, giai đoạn 2022-2030. Hoàn thiện Quy hoạch vùng huyện và Quy hoạch chung xây dựng khu vực từ đê Bình Minh II đến Cồn Nổi, huyện Kim Sơn đến năm 2040; điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Bình Minh. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý vùng ven biển, nhất là quản lý đẩt đai, quản lý tài nguyên, quản lý rừng phòng hộ và đảm bảo an ninh trật tự vùng biên giới biến (không đế phát sinh vi phạm mói về xây dựng công trình trái phép).
Ba là, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá-xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, đẩy mạnh xã hội hoá trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao..., chăm lo giải quyết việc làm và thực hiện tốt các chính sách xã hội; đẩy mạnh xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia; thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Bốn là, tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường và củng cố quốc phòng an ninh; xây dựng lực lượng công an, quân sự vững mạnh có sức chiến đâu cao. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với ngành bảo vệ pháp luật. Kiên quyết tấn công ngăn chặn và xử lý nghiêm minh hành vi phạm tội, chủ động giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh ngay từ cơ sớ, giữ vững an ninh trong mọi tình huông. Đây mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát triển mô hình “Thôn xóm, khối phố bình yên, cơ quan, doanh nghiệp an toàn, gia đình hạnh phúc”, thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động tấn công làm thất bại mọi âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.
Năm là, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vừng mạnh, trước hết tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiên đâu của tô chức Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, coi trọng công tác xây dựng Đảng ở vùng có đông đồng bào Công giáo, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đon Đảng và hệ thông chính trị; kiên quyêt ngăn chặn, đây lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tường chính trị, đạo đức, lối sổng, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" gắn với Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trọng tâm là thực hiện chủ đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh năm 2024 xác định đó là: “Giữ vững kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả thực chất” và chủ đề của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đó là: “Đoàn kết, kỷ cương; chỉnh trang hạ tầng đô thị, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới”. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác xây dựng chính quyền, nâng cao hiệu lực hiệu quả điều hành của bộ máy chính quyền các cấp nhất là chính quyền cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện, xã, thực hiện tốt chức năng theo luật định; tăng cường tổ chức đối thoại với nhân dân, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, làm tốt công tác vận động quần chúng tăng cường đoàn kết lương-giáo, góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước đề ra.
Sáu là, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Kim Sơn, giai đoạn 2023-2025. Tập trung tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh, Chỉ thị số 13-CT/HU, ngày 29/8/2023 của Ban Thường vụ Huyện uỷ; Kế hoạch sổ 166/KH-UBND, ngày 30/8/2023 của ƯBND huyện; Đề án số 01/ĐA-UBND, ngày 13/3/2024 của UBND huyện về sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Kim Sơn, giai đoạn 2023-2025, tạo sự đồng thuận cao trong đảng uỷ, cán bộ, nhân dân tại các xã, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp yên tâm công tác, thực hiện đúng theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp uỷ câp trên. Phấn đẩu hoàn thành việc sấp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, giai đoạn 2023-2025; ổn định tổ chức cán bộ của các xã, thị trấn sau sắp xếp, đảm bảo các xã, thị trẩn hoạt động ôn định sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Phát huy truyền thống của huyện anh hùng, với những thành tích to lớn đã đạt được qua các thời kỳ, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân huyện nhà có quyền tự hào và tin tưởng rằng Đảng bộ, quân và dân trong huyện sẽ đoàn kêt phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục lập nhiều thành tích to lớn hơn nữa trong chặng đường sắp tới, xây dựng Kim Sơn vững vê chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về an ninh quốc phòng và đẹp về nếp sống văn hoá, xứng với truyền thống vẻ vang của quê hương trong suốt 195 xây dựng, chiến đấu và trưởng thành./.
BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ KIM SƠN

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 37886

Trực tuyến: 6

Hôm nay: 135