Trang Thông tin điện tử

xã Kim Đông - Huyện Kim Sơn

Thứ năm, 09/05/2024

Tuyên truyền kỷ niệm 195 năm thành lập huyện, 70 năm giải phóng huyện Kim Sơn

Thứ ba, 26/03/2024

Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện, 70 năm giải phóng huyện Kim Sơn là dịp để các thế hệ người dân Kim Sơn thể hiện tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn đổi với các thế hệ cha ông đã có công mở đất, lập huyện, chiến đấu bền bỉ và ngoan cường để bảo vệ và xây dựng quê hương. Đây cũng là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về lịch sử, con người, vùng đất Kim Sơn, từ đó kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, với quyết tâm, ý chí khát vọng vươn lên, phần đấu xây dựng Kim Sơn ngày càng giàu, đẹp, văn minh. Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử huyện, trân trọng giới thiệu nội dung tuyên truyền “kỷ niệm 195 năm thành lập huyện (5/4/1829-5/4/2024), 70 năm giải phóng huyện Kim Sơn (30/6/1954-30/6/2024”. Tài liệu do Ban Tuyên giáo Huyện ủy biên soạn.

B. KIM SƠN 195 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH

I. Kim Sơn dưới thời phong kiến để quốc và trong Cách mạng Tháng tám (1829-1945)

Sau khi huyện Kim Sơn được thành lập, ruộng đất ở Kim Sơn được chia theo đinh khá cao, mỗi đinh được nhận một mẫu đất thổ cư và khoảng trên dưới 10 mẫu ruộng, được “chuẩn” làm ruộng tư điền và được miễn thuế 3 năm. Tuy vậy, do là vùng đất mới ruộng nhiễm mặn, đất sủi chua, mùa màng thất bát nên đời sống của người nông dân vô cũng gian nan và nhiều rủi ro, một cơn bão biển, một đợt sóng tràn là có thể cuốn đi toàn bộ thành quả lao động. Nhưng với tinh thần kiên trì bám ấp bám làng để xây dựng quê hương mới, 5-6 năm sau đồng ruộng đất đai dần được thau chua rửa mặn, làng xóm từng bước ổn định, mọi sinh hoạt dần đi vào nề nếp.

Ngày 31/8/1858, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta. Từ đây lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử Kim Sơn nói riêng bước vào thời kỳ đen tối, người dân phải sống kiếp nô lệ lầm than. Tháng 9/1940, phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, nhân dân ta phải chịu "một cổ hai tròng", vừa làm nô lệ cho thực dân Pháp, lại phải làm thân trâu ngựa cho giặc Nhật, chúng đàn áp Nhân dân một cách dã man. Ngày 16/8/1945, khi lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước được Trung ương Đảng và Bác Hồ quyết định, thì cuộc khởi nghĩa được lan rộng trong cả nước, quần chúng nhân dân các nơi nào nức, tích cực chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Ngày 21/8/1945 nhân dân Kim Sơn đã đứng lên lật đổ chính quyền tay sai phản động lập nên chính quyền công nông đầu tiên ở Kim Sơn, cùng với cả nước hân hoan chào đón Quốc khánh 2/9, mừng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

II. Kim Sơn trong kháng chiến chống thực dân Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1945-1975)

Sau Cách mạng tháng Tám thành công chính quyền non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức, thù trong giặc ngoài. Mặc dù trong bối cảnh đang bộn bề công việc, ngày 13/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Mình đã về thăm Kim Sơn. Người dành cho Nhân dân Kim Sơn sự quan tâm đặc biệt, một tỉnh cảm sâu nặng. Người dạy: "Nước không được độc lập thì tôn giáo không được tự do nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã. Người cũng nói rõ với đồng bào “hiện nay nhân dân ta có mấy nhiệm vụ cấp bách chống giặc ngoại xâm, trừ giặc đói, giặc dốt. Muốn giành được thắng lợi, nhân dân phải đoàn kết chung sức cùng nhau thi đua thì mới làm được". Thực hiện lời dạy của Bác. Nhân dân lương giáo Kim Sơn đoàn kết hăng hải tham gia các phong trào cách mạng, bảo vệ chính quyền, thi đua sản xuất, tiết kiệm, học tập để kháng chiến cứu quốc.

Ngày 06 tháng 6 năm 1947, Đảng bộ huyện Kim Sơn được thành lập, đây là sự kiện trọng đại đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng ở Kim Sơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các lực lượng vũ trang, các tổ chức kháng chiến được xây dựng và đi vào hoạt động, lập được nhiều thành tích xuất sắc, tạo ra không khí cách mạng sôi nổi ở Kim Sơn.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn phản động. Đảng bộ, quân và dân huyện Kim Sơn được tôi luyện, trưởng thành đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng và lập được nhiều thành tích xuất sắc: Tổ chức đánh trên 120 trận, tiêu diệt 1.089 tên địch, bắt sống 7.048 tên (trong đó có 506 lính Âu Phi), làm bị thương 11.107 tên, thu 180 súng bộ binh, phá huỷ 2 khẩu đại bác, 25 xe cơ giới, diệt 6 xe tăng, phá huỷ 1 kho xăng dầu, nhiều trận đánh oanh liệt được diễn ra như trận đánh ở Bình Sa tháng 10/1949, trận đánh ở thị trấn Phát Diệm tháng 12/1952; trận đánh ở tiểu khu 1 (4/1952), trận đánh ở Định Hoá, Văn Hải (3/1954).

Nhân dân Kim Sơn đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho kháng chiến với gần 100 lượng vàng, hàng triệu đồng mua công trái kháng chiến, gửi hàng vạn tấn gạo ra chiến trường, cùng với cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm như: Anh hùng liệt sỹ Trần Quý Lý, xã Hùng Tiến, anh hùng liệt sỹ Đậu Quý Khiêm, xã đội trưởng xã Định Hoá, Anh hùng liệt sỹ Bùi Thị Nhạn, chiến sỹ giao liên xã Kim Định, Thiếu niên Trần Văn Dũng ở xã Đồng Hương và biết bao tấm gương hy sinh anh dũng khác của cán bộ, đảng viên, du kích, quần chúng cách mạng đã tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của một giai đoạn lịch sử hào hùng, mãi mãi là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân Kim Sơn. Và một ngày mà bất cứ người dân Kim Sơn nào cũng không thể quên, đó là ngày 30 tháng 4 năm 1954 Kim Sơn được hoàn toàn giải phóng, ghi đậm thêm nét son chói lọi trong lịch sử huyện Kim Sơn; khẳng định vai trò, uy tín to lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, huyện Kim Sơn đã vinh dự được Nhà nước phong tặng 8 đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Xuân Thiện, Định Hoá, Lai Thành, Yên Mật, Chất Bình, Công an huyện, Yên Lộc, Quang Thiện), 3 liệt sỹ anh hùng LLVT nhân dân (Bùi Thị Nhạn, Đậu Quý Khiêm, Trần Quý Lý), tặng thưởng 5 bằng có công với nước, 1.067 huân chương các loại, 1.003 bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Trong những năm đầu của thời kỳ xây dựng CNXH, Đảng bộ quân dân huyện Kim Sơn không ngưng phát huy truyền thống cách mạng và thành tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã hàng hải thì đua lao động sản xuất, xây dụng đời sống mới, Phong trào thi đua "mỗi người làm việc bằng hai vị miền Nam ruột thịt", "thanh niên ba sẵn sàng", "phụ nữ 3 đảm đang” được phát động sôi nổi, đã giành được kết quả cao. Đặc biệt là phong trào “ba ngọn cờ hồng" ở nông thôn (hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bản, hợp tác xã tín dụng) được phát động và thực hiện sôi nổi ở huyện.

Với thắng lợi của cuộc vận động cải tạo kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra sức sản xuất mới mạnh mẽ, từng bước xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất mới, lực lượng sản xuất mới với chế độ công hữu tư liệu sản xuất, người lao động từng bước được làm chủ tập thể, làm chủ cuộc sống của mình. Đây chính là những yếu tố thể hiện tỉnh ưu việt của xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Ngày 23/6/1965, không quân Mỹ đánh phả Kim Sơn, mở đầu cho các cuộc canh kích gây tội ác của giặc Mỹ. Ngày 06/9/1965, với 23 viên đạn súng trường, đơn vị dân quân Kim Đài xã Kim Chính anh dũng bắn rơi 1 máy bay phản lực của Mỹ, mở đầu cho những chiến công của dân quân Kim Đài nói riêng và Kim Sơn nói chung. Trong 4 năm chiến đấu với giặc Mỹ, quân và dân huyện nhà đã dũng cảm chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi 4 máy bay Mỹ. Dân quân du kích xã Thượng Kiệm, Trung đội dân quân Kim Đài được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng, đồng chí Trần Xuân Sinh, Nguyễn Hà Sơ cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ và Nhân dân trong huyện đã đóng góp cho tuyền tuyến gần 40 vạn tấn lương thực, trên 5 vạn tấn thực phẩm, gần 2000 con em Kim Sơn đã hy sinh tại các chiến trường, 866 thương bình, 823 bệnh bình, Nhà nước đã phong tặng, truy tậng 11 tập thể, 5 cá nhân danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, phong tặng và truy tặng 139 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 15 gia đình có nhiều con và 1 con duy nhất là liệt sỹ được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba: 17.573 trường hợp được Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương các loại, 2.802 cá nhân và gia đình có thành tích trong kháng chiến được Thủ tường Chính phủ và UBND tỉnh Ninh Bình tông Bằng khen. Đặc biệt ngày 10/4/2001. Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đảng bộ, nhân dân, các lực lượng vũ trang huyện Kim Sơn.

 (Còn nữa)

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 37974

Trực tuyến: 2

Hôm nay: 3